Quốc tế
Thị trường chứng khoán: Chứng khoán Hoa Kỳ tăng điểm khi các nhà đầu tư đổ xô vào mua các cổ phiếu tăng trưởng siêu vốn hóa do sự sụt giảm của lợi suất trái phiếu kho bạc thúc đẩy tâm lý thị trường. Microsoft tăng thêm 3.4% và là mức tăng lớn nhất đối với blue-chip (DJIA) sau khi nhà môi giới Stifel cho biết gã khổng lồ công nghệ rõ ràng đang tìm cách vượt qua sự thống trị của Google thông qua việc tích hợp với ChatGPT, trong khi Meta Platforms tăng điểm nhờ các báo cáo rằng công ty mẹ Facebook đang lên kế hoạch sa thải nhân viên mới. Kết phiên ngày 13/02, Dow Jones tăng 1.11% lên 34,245.93 điểm, S&P 500 tăng 1.14% lên 4,137.29 điểm trong khi Nasdaq tăng 1.48% lên 11,891.79.
Tại Châu Á, hầu hết các thị trường chứng khoán đều tăng vào thứ Ba (13/02), tăng theo đà tăng mạnh qua đêm ở Phố Wall, mặc dù sự thận trọng về dữ liệu lạm phát đã khiến hầu hết các sàn giao dịch biến động trong một phạm vi nhỏ.
Thị trường hàng hóa: Giá dầu kéo dài đà giảm vào thứ Ba (13/02) khi các thị trường đánh giá tác động tiềm tàng của việc bán thêm dầu thô từ Cục Dự trữ Dầu mỏ Chiến lược Hoa Kỳ, trong khi tâm lý thận trọng vẫn còn trước thông tin quan trọng về lạm phát của Hoa Kỳ vào cuối ngày. Trong phiên 14/02 dầu Brent không đổi ở mức 85,78 USD/thùng; hợp đồng dầu WTI giảm nhẹ xuống 79,10 USD/thùng.
Giá vàng giảm vào ngày thứ Hai (13/02), khi nhà đầu tư chờ đợi dữ liệu chỉ số giá tiêu dùng CPI tháng 1 của Mỹ có thể chi phối chiến lược nâng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed). Kết thúc phiên giao dịch ngày thứ Hai, hợp đồng vàng giao ngay lùi 0.57% xuống 1,854.04 USD/oz.
Thị trường tiền tệ: Đồng Đô la Mỹ giảm giá vào đầu phiên giao dịch tại Châu Âu hôm thứ Ba (14/02) trước kết quả mới nhất về lạm phát tiêu dùng của Hoa Kỳ, trong khi đồng Yên tăng giá khi thống đốc tiếp theo của Ngân hàng Nhật Bản được đề cử. Trong phiến giao dịch 14/02 chỉ số Đô la theo dõi đồng bạc xanh so với rổ sáu loại tiền tệ khác, giao dịch thấp hơn 0,2% ở mức 103,028.
Trong nước
Chứng khoán Việt Nam: Kết phiên VN-Index giảm 5.06 điểm (0.48%), còn 1,038 điểm, HNX-Index tăng 0.37 điểm (0.18%), UPCoM tăng 0.74 điểm (0.96%). Giá trị giao dịch hôm nay ở mức thấp với 6,722 tỷ rót vào HOSE và 564 tỷ rót vào HNX-Index. Phiên giao dịch hôm nay cho thấy tiền đang rời bỏ thị trường một cách rõ nét. Hôm này là ngày sàn HOSE có giá trị giao dịch thấp nhất kể từ 12/11/2020. Ở sàn HNX, vẫn có một số cổ phiếu hút tiền với thanh khoản tăng bằng lần so với tuần trước như MCG, ST8, PTL, VSC, AMD. Trong đó, ST8 và PTL nổi bật với giá lần lượt tăng 26% và 15%.
Thị trường tiền tệ: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) sáng nay niêm yết tỷ giá trung tâm ở 23.630 đồng, tăng nhẹ 2 đồng so với phiên trước. Giá bán USD tại Sở giao dịch NHNN được niêm yết ở mức 24.780 VND/USD, không đổi so với phiên trước, trong khi giá mua vẫn được niêm yết ở 23.450 VND/USD.
Trong khi đó lãi suất huy động các ngân hàng nhìn chung vẫn giao động ở mức 9 ~ 9.5%/năm kỳ hạn 12 tháng. Tuy nhiên, một số ngân hàng lớn như BIDV, VCB đã điều chỉnh giảm từ 0.1 – 0.2%/năm đối với các kỳ hạn từ 6 – 12 tháng.
Tiêu điểm kinh tế trong nước:
Cập nhật tình hình thương mại Việt Nam – Trung Quốc: Tháng 1/2023, Trung Quốc là đối tác thương mại duy nhất của Việt Nam có kim ngạch xuất nhập khẩu đạt vượt mốc 10 tỷ USD. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tháng 1, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 3,87 tỷ USD. Nhóm hàng xuất khẩu lớn nhất là điện thoại và linh kiện với kim ngạch đạt 1,7 tỷ USD. Ở chiều ngược lại, Hàng hóa nhập khẩu đa dạng từ sản phẩm, linh kiện điện tử; máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng; nguyên phụ liệu; hàng tiêu dùng; hàng nông sản. Ngày 8/1 vừa qua, Trung Quốc ra thông báo mở các cửa khẩu biên giới để đẩy mạnh thương mại hàng hóa, trong đó có thương mại nông sản, đây là tin mừng cho các doanh nghiệp Việt Nam và Trung Quốc. Trong quan hệ thương mại, tính bổ sung lẫn nhau trong cơ cấu xuất nhập khẩu hàng hóa giữa hai nước vẫn rất lớn. Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc các sản phẩm nông sản nhiệt đới, thủy sản, dệt may, điện thoại, máy tính, sản phẩm điện tử, đồng thời nhập khẩu từ Trung Quốc các mặt hàng nguyên liệu phục vụ sản xuất, nông sản ôn đới. Hiện, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu quan trọng đối với một số mặt hàng nông sản của Việt Nam (thị trường xuất khẩu lớn nhất đối với nhóm hàng rau quả, sắn và các sản phẩm từ sắn, cao su; thị trường xuất khẩu lớn thứ ba với nhóm hàng thủy sản, chỉ sau Mỹ, Nhật Bản).