Quốc tế
Thị trường chứng khoán: Chứng khoán Mỹ kết thúc trái chiều vào thứ Ba (14/02) sau khi dữ liệu giá tiêu dùng tháng 1 cho thấy sẽ có ít thay đổi về kỳ vọng đối với lộ trình tăng lãi suất của Fed. Seth Carpenter, nhà kinh tế trưởng toàn cầu tại Morgan Stanley, cho biết: "Lạm phát đang giảm nhưng nó sẽ không giảm một cách suôn sẻ. Để quay trở lại mục tiêu lạm phát là điều không bao giờ có khả năng xảy ra trong năm nay, vì vậy cần có sự kiên nhẫn". Kết phiên ngày 14/02, Dow Jones giảm 0.46% xuống 34,089.27 điểm, S&P 500 giảm 0.03% xuống 4,137.13 điểm trong khi Nasdaq tăng 0.57% lên 11,960.14 điểm.
Tại Châu Á, Hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á đều sụt giảm vào thứ Tư (14/02) sau khi chỉ số lạm phát của Mỹ cao hơn dự kiến làm dấy lên lo ngại về các động thái chính sách diều hâu hơn từ Cục Dự trữ Liên bang, các cổ phiếu công nghệ khu vực chịu tổn thất nặng nề.
Thị trường hàng hóa: Giá dầu biến động trong phạm vi hẹp, theo hướng giảm vào thứ Tư (15/02) khi dữ liệu lạm phát không đồng nhất của Hoa Kỳ tạo ra nhiều bất ổn hơn đối với chính sách tiền tệ trong năm nay, trong khi các dấu hiệu về một lượng lớn hàng tồn kho dầu thô khác cũng gây áp lực lên giá. Trong phiên 15/02 dầu Brent không đổi ở mức 85,39 USD/thùng; hợp đồng dầu WTI giảm nhẹ xuống 78,92 USD/thùng.
Giá vàng quốc tế biến động bất thường khi Mỹ công bố CPI tháng 1 tăng. Vàng không còn là hầm trú ẩn khi nhà đầu tư lo ngại FED sẽ tiếp tục tăng lãi suất trong thời gian tới. Trong phiên giao dịch ngày thứ 4 (15/02) hợp đồng vàng giao ngay giảm xuống còn 1,837.09 USD/oz.
Thị trường tiền tệ: Đồng đô la Mỹ tăng cao hơn vào đầu phiên giao dịch tại châu Âu vào thứ Tư sau khi lạm phát tiêu dùng của Mỹ vẫn tăng trong tháng 1, trong khi đồng bảng Anh giảm sau khi tỷ lệ CPI của Anh giảm. Trong phiên giao dịch 15/02 chỉ số Đô la theo dõi đồng bạc xanh so với rổ sáu loại tiền tệ khác, giao dịch cao hơn 0,3% ở mức 103,457. Trong khi, hầu hết các loại tiền tệ châu Á đều giảm giá vào thứ Tư do lạm phát CPI của Mỹ cao hơn dự kiến đã đẩy lợi suất trái phiếu kho bạc ngắn hạn tăng lên với triển vọng Cục Dự trữ Liên bang tăng lãi suất nhiều hơn, trong khi đồng USD cũng tăng giá.
Trong nước
Chứng khoán Việt Nam: Kết thúc phiên giao dịch 15/02, VN-Index tăng 9.56 điểm (+0.92%), đạt 1,048.20 điểm; HNX-Index tăng 3.11 điểm (+1.52%), đạt 207.97 điểm. Độ rộng toàn thị trường nghiêng về bên mua với 664 mã tăng và 223 mã giảm. Lực mua cũng áp đảo tại rổ VN30 với 25 mã tăng, 4 mã giảm và 1 mã tham chiếu. Khối lượng giao dịch của VN-Index đạt 586 triệu đơn vị, với giá trị 9.8 ngàn tỷ đồng. HNX-Index ghi nhận khối lượng giao dịch đạt 61 triệu đơn vị, với giá trị 1 ngàn tỷ đồng.
Thị trường tiền tệ: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) sáng nay niêm yết tỷ giá trung tâm ở 23.631 đồng, tăng nhẹ 1 đồng so với phiên trước. Giá bán USD tại Sở giao dịch NHNN được niêm yết ở mức 24.780 VND/USD, không đổi so với phiên trước, trong khi giá mua vẫn được niêm yết ở 23.450 VND/USD.
Trong khi đó lãi suất huy động các ngân hàng nhìn chung vẫn giao động ở mức 9 ~ 9.5%/năm kỳ hạn 12 tháng. Tại các ngân hàng thương mại, có một số ngân hàng đã giảm lãi suất huy động từ 0.1 – 0.2%/năm đối với các kỳ hạn từ 6 – 12 tháng.
Tiêu điểm kinh tế :
Cập nhật tình hình lạm phát tháng 1 của Mỹ: Theo Cục Thống kê Lao động Mỹ (BLS), chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1/2023 của Mỹ tăng 6,4% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn mức kỳ vọng của các nhà kinh tế là 6,2%. Vào tháng 12/2022, tốc độ tăng giá cả tại Mỹ là 6,5%. Khi so sánh với tháng liền trước (12/2022), lạm phát tại Mỹ trong tháng 1 là 0,5%. Vào tháng 12, tốc độ tăng chỉ là 0,1%. Yếu tố lớn nhất dẫn đến giá cả tăng trong tháng trước là nhà ở. Giá cả thực phẩm, xăng và khí đốt cũng góp phần vào lạm phát của Mỹ. Chỉ số giá thực phẩm đã tăng 0,5% so với tháng trước, trong khi chỉ số giá nhiên liệu đi lên 2%. Điều tích cực là tốc độ tăng giá cả hàng năm trong tháng 1/2023 đang ở mức thấp nhất kể từ 10/2021. Tuy tình trạng tăng giá cả đã giảm bớt trong những tháng gần đây, dữ liệu tháng 1/2023 cho thấy lạm phát vẫn là một tác nhân có thể đẩy nền kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã nâng lãi suất cơ bản liên tiếp 8 lần kể từ tháng 3/2022 nhưng lạm phát vẫn còn xa mục tiêu 2%. Trong những ngày gần đây, Chủ tịch Fed Jerome Powell đã nói về những động lực "thiểu phát", tuy nhiên, con số mới nhất cho thấy cuộc chiến chống lạm phát của Ngân hàng trung ương Mỹ vẫn còn là một chặng đường dài.