Quốc tế
Thị trường chứng khoán: Các chỉ số chính của Phố Wall đóng cửa tăng điểm vào thứ Tư sau khi dữ liệu cho thấy doanh số bán lẻ phục hồi mạnh mẽ trong tháng Một bất chấp lạm phát. Thương hiệu bán lẻ lớn nhất nước Mỹ - Walmart tại Mexico hôm thứ Tư cho biết tỷ suất lợi nhuận gộp của họ trong quý IV đã giảm do nỗ lực đưa ra giá bán thấp hơn, ngay cả khi doanh số bán hàng tại cùng một cửa hàng tăng mạnh đã giúp tăng lợi nhuận ròng gần 12% so với một năm trước đó. Kết phiên ngày 15/02, Dow Jones tăng 0.11% lên 34,128.05 điểm, S&P 500 tăng 0.28% lên 4,147.60 điểm trong khi Nasdaq tăng 0.92% lên 12,070.59 điểm.
Thị trường chứng khoán châu Á đã phục hồi mạnh mẽ sau những tổn thất gần đây vào thứ Năm khi những lời khẳng định về nhiều biện pháp kích thích hơn của Trung Quốc đã thúc đẩy tâm lý khu vực, với chỉ số Hang Seng của Hồng Kông dẫn đầu mức tăng sau khi Scion Asset Management của Micheal Burry được cho là mua rất nhiều cổ phiếu của các công ty địa phương.
Thị trường hàng hóa: Giá dầu tăng vào thứ Năm do dự báo nhu cầu tích cực từ IEA và OPEC đã giúp thị trường vượt qua mức tăng đáng kể so với dự kiến trong tồn kho hàng tuần của Mỹ. Các nhà đầu tư cũng mua vào các tài sản giảm giá mạnh với những lo ngại về lãi suất tăng và nhu cầu suy yếu. Cả Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đều dự báo nhu cầu dầu thô sẽ phục hồi vào cuối năm nay khi nhà nhập khẩu lớn Trung Quốc phục hồi sau thời kỳ tạm lắng do COVID. Trong phiên 16/02 dầu Brent tăng lên mức 85,72 USD/thùng; hợp đồng dầu WTI tăng lên 79,00 USD/thùng.
Giá vàng thế giới tăng nhẹ từ mức thấp nhất trong 5 tuần vào thứ Năm (16/02), nhưng mức tăng bị hạn chế do dữ liệu doanh số bán lẻ mạnh hơn dự kiến và các dấu hiệu lạm phát dai dẳng ở Hoa Kỳ đã làm dấy lên lo ngại về việc Cục Dự trữ Liên bang tăng lãi suất, đẩy lợi suất trái phiếu kho bạc lên cao. Trong phiên giao dịch ngày thứ 5 (16/02) hợp đồng vàng giao ngay tăng lên mức 1,841.32 USD/oz.
Thị trường tiền tệ: Đồng đô la Mỹ đã giảm xuống vào đầu phiên giao dịch tại châu Âu vào thứ Năm (16/02), sau đà tăng của phiên trước đó sau khi doanh số bán lẻ của Hoa Kỳ tốt hơn mong đợi cho thấy Cục Dự trữ Liên bang sẽ tăng lãi suất nhiều hơn. Chỉ số Đô la theo dõi đồng bạc xanh so với rổ sáu loại tiền tệ khác, giao dịch thấp hơn 0,2% ở mức 103,675, sau khi chạm mức cao nhất trong gần sáu tuần là 104.11 trong phiên trước đó.
Hầu hết các loại tiền tệ châu Á ít biến động vào thứ Năm (16/02) khi Trung Quốc vạch ra nhiều biện pháp chi tiêu hơn để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, mặc dù tâm lý bị hạn chế bởi những lo ngại về việc tăng lãi suất của Hoa Kỳ, sau dữ liệu kinh tế mạnh hơn dự kiến.
Trong nước
Chứng khoán Việt Nam: Sự hứng khởi chiếm lĩnh thị trường chứng khoán trong phiên chiều 16/02. Sắc xanh hoàn toàn thắng thế khi cả phiên hôm nay có tới 550 mã tăng và chỉ có 186 mã giảm. VN-Index gần như đi lên thẳng đứng trong phiên chiều về kết phiên ở mức 1,058.29 điểm, tăng gần 1%. HNX-Index tăng gần 3 điểm lên 210.84 điểm. Ngân hàng là nhóm dẫn dắt chính trong phiên hôm nay. BID, CTG, VPB, HDB, TCB, EIB là những mã đóng góp nhiều nhất cho đà tăng của chỉ số. Tuy vậy, VCB lại giảm điểm về cuối phiên và kéo VN-Index giảm nhẹ 0.7 điểm. Thanh khoản thị trường chỉ đạt gần 10 ngàn tỷ đồng, dòng tiền đang ngày càng yếu. Trong khi đó, khối ngoại bán ròng hơn 90 tỷ đồng trong phiên. Gần đây khối này có nhiều phiên bán ròng với giá trị nhỏ.
Thị trường tiền tệ: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) sáng nay niêm yết tỷ giá trung tâm ở 23.636 đồng, tăng nhẹ 5 đồng so với phiên trước. Giá bán USD tại Sở giao dịch NHNN được niêm yết ở mức 24.780 VND/USD, không đổi so với phiên trước, trong khi giá mua vẫn được niêm yết ở 23.450 VND/USD. Trong khi đó tỷ giá VND/USD của VCB niêm yết tăng lên so với phiên trước ở mức 23,500 mua vào và 23,840 bán ra.
Lãi suất huy động các ngân hàng nhìn chung vẫn giao động ở mức 9 ~ 9.5%/năm kỳ hạn 12 tháng và không có nhiều biến động.
Tiêu điểm kinh tế:
Cập nhật giá cước vận chuyển container toàn cầu: Theo hãng tư vấn vận tải biển Xeneta, trong tháng 2 này, giá cước vận chuyển một container 40 foot từ miền đông Trung Quốc đến bờ biển phía tây của Mỹ giảm xuống còn 1.444 đô la so mức cao kỷ lục 9.682 đô la được thiết lập hồi tháng 3 năm ngoái, tương đương với mức giảm khoảng 85%. Tình trạng giao hàng chậm trễ và các cuộc đình công lan rộng ở các cảng biển vào thời kỳ cao điểm của đại dịch Covid-19, cũng đã biến mất. Viện Kiel, một tổ chức tư vấn của Đức, ghi nhận trong tháng 1, khối lượng hàng hóa được vận chuyển bằng đường biển trên toàn cầu giảm 5% so với cùng kỳ năm 2022. Nhu cầu hàng hóa của các nhà bán lẻ ở phương Tây sụt giảm khi sức nóng lạm phát châm ngòi cuộc khủng hoảng chi phí sinh hoạt nghiêm trọng ở một số nền kinh tế phát triển, khiến các ngân hàng trung ương sốt sắng kìm hãm chi tiêu của người tiêu dùng bằng cách tăng lãi suất liên tục. Việc mở lại các quán bar, nhà hàng và các cơ sở kinh doanh khác bị đóng cửa trong đại dịch cũng chuyển trọng tâm tiêu dùng chuyển từ hàng hóa sang dịch vụ.
Trong nỗ lực ngăn giá cước giảm sâu hơn, các “ông lớn” vận tải biển đã cắt giảm các chuyến vận chuyển. Theo nhà cung cấp dữ liệu eeSea, trong năm 2022, các hãng vận tải biển đã hủy 1.639 chuyến vận chuyển hàng giữa Đông Á và châu Âu hoặc Bắc Mỹ, tăng 40% so với năm trước. Nhưng vấn đề lớn mà họ đối mặt là việc giảm khối lượng vận chuyển sẽ khiến họ dư thừa công suất. McCown dự báo các hãng vận tải biển sẽ giảm cắt giảm công suất mạnh mẽ hơn vì họ đã chứng kiến giá cước co giãn mạnh như thế nào.