Quốc tế
Thị trường chứng khoán: Hầu hết các thị trường chứng khoán châu Âu đều bập bênh vào thứ Hai (20/02), trong khi thị trường Hoa Kỳ đóng cửa nghỉ lễ Ngày Tổng thống. Nhà đầu tư cũng sẽ tập trung vào dữ liệu Chỉ số Nhà quản lý Mua hàng (PMI) tổng hợp nhanh vào thứ Ba, với kỳ vọng hoạt động kinh doanh trong nước trong tháng Hai sẽ tăng lên 49 từ 48,5 trong tháng Giêng.
Tại Châu Á, hầu hết các thị trường chứng khoán các nước giao động trong biên độ hẹp vào thứ Ba (20/02) khi các nhà giao dịch chờ đợi thêm tín hiệu về chính sách tiền tệ của Hoa Kỳ từ một loạt các chỉ số của Cục Dự trữ Liên bang trong tuần này, trong khi vẫn tập trung vào sự phục hồi kinh tế của Trung Quốc.
Thị trường hàng hóa: Giá dầu giảm vào thứ Ba (21/02), sau đợt phục hồi gần đây khi thị trường giảm điểm trước một số tín hiệu khác về chính sách tiền tệ của Hoa Kỳ trong tuần này. Trong khi sức mạnh của đồng đô la cũng gây áp lực lên giá dầu. Trong phiên 21/02 dầu Brent giảm 1.32% xuống 82.96 USD/thùng; hợp đồng dầu WTI giảm 0,07% xuống 76.29 USD/thùng.
Giá vàng dao động quanh mức thấp nhất trong 6 tuần vào thứ Ba (21/02), ít biến động khi các nhà giao dịch chờ đợi thêm tín hiệu về chính sách tiền tệ của Hoa Kỳ từ một loạt diễn giả của Cục Dự trữ Liên bang trong tuần này, cũng như biên bản cuộc họp tháng Hai của ngân hàng trung ương. Trong phiên giao dịch ngày 21/02 hợp đồng vàng giao ngay không đổi quanh mức 1.841,59/ounce.
Giá thép hôm nay giao tháng 5/2023 trên Sàn giao dịch Thượng Hải tăng 4 nhân dân tệ lên mức 4.166 nhân dân tệ/tấn.
Thị trường tiền tệ: Đồng đô la Mỹ tăng cao hơn vào đầu phiên giao dịch tại châu Âu vào thứ Ba (21/02), duy trì đà tăng gần đây khi các nhà giao dịch chờ đợi thêm manh mối kinh tế về khả năng phục hồi của nền kinh tế Mỹ và khả năng phản ứng chính sách từ Cục Dự trữ Liên bang. Vào lúc 03:10 ET (08:10 GMT) ngày 21/02 chỉ số Đô la theo dõi đồng bạc xanh so với rổ sáu loại tiền tệ khác, giao dịch cao hơn 0,2% ở mức 104,002, không cách xa mức cao nhất trong sáu tuần của 104,67 đạt được vào thứ Sáu tuần trước. Trong khi đó hầu hết các loại tiền tệ châu Á đều giảm vào thứ ba (21/02).
Trong nước
Chứng khoán Việt Nam: Kết phiên 21/02, VN-Index giảm 4.5% còn 1,082 điểm, HNX-Index giảm gần 2 điểm, xuống còn 214.08 điểm. Giá trị giao dịch phiên hôm nay (21/02) trên 3 sàn đạt hơn 13.6 ngàn tỷ đồng, một con số khá tích cực. Tuy nhiên, khối ngoại lại bán ròng nhẹ 66 tỷ đồng, nhóm này đã bán ròng 5 phiên liên tiếp.
Thị trường tiền tệ: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) sáng nay niêm yết tỷ giá trung tâm ở 23.643 đồng, giảm 3 đồng so với phiên trước, đây là một phiên quay đầu giảm sau 6 phiên tăng liên tiếp. Giá bán USD tại Sở giao dịch NHNN được niêm yết ở mức 24.780 VND/USD, không đổi so với phiên trước, trong khi giá mua vẫn được niêm yết ở 23.450 VND/USD. Trong khi đó, giá mua - bán bạc xanh tại các ngân hàng ít thay đổi so với cuối phiên trước nhưng đã giảm mạnh so với sáng hôm qua. Tỷ giá VND/USD của VCB niêm yết ở mức 23,540 mua vào và 23,880 bán ra.
Lãi suất huy động các ngân hàng đang đồng loạt giảm khá mạnh khoảng 1-2%/năm so với giai đoạn cao điểm cuối năm 2022. Mức lãi suất kỳ hạn 12 tháng từ 8% đến dưới 9,5% đang phổ biến ở các ngân hàng.
Tiêu điểm kinh tế trong nước:
Cập nhật kim ngạch xuất khẩu thủy sản tháng 01/2023: Tháng 1/2023, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 456 triệu USD, giảm 48% so với cùng kỳ năm 2022. Xuất khẩu sang hầu hết các thị trường chính đều giảm. Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep), tháng 1/2023, xuất khẩu tôm Việt Nam đạt 141 triệu USD, giảm 55% so với cùng kỳ năm 2022. Cùng với đó, xuất khẩu cá tra tiếp tục giảm sâu 61% so với cùng kỳ năm 2022 và giảm 44% so với tháng trước, chỉ đạt 83.6 triệu USD. Nhìn về năm 2023, Vasep cho rằng xuất khẩu tôm sang EU không được đánh giá tích cực do tác động của lạm phát và những bất ổn liên quan đến cuộc chiến Nga – Ukraine. Theo Vasep, trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng mạnh từ các nguồn cung đối thủ như Ecuador, Trung Quốc trên thị trường EU, bên cạnh đa dạng hóa thị trường, doanh nghiệp cần đa dạng hóa cả sản phẩm và chuỗi cung ứng, tập trung nghiên cứu sản xuất những mặt hàng mà thị trường EU cần. Nhu cầu nhập khẩu tôm của thị trường Mỹ cũng giảm mạnh do tình trạng dư cung. Giá tôm tại thị trường này cũng đang giảm. Theo dữ liệu của Cơ quan Quản lý Đại dương và Khí quyển Quốc gia (NOAA), nhập khẩu tôm của Mỹ trong tháng 12/2022 chạm mức thấp nhất trong 10 năm. Nhu cầu nhập khẩu tôm Việt Nam của thị trường Mỹ có thể khá hơn sau quý đầu năm 2023, đến khoảng tháng 5 khi tồn kho giảm bớt và tình hình kinh tế tích cực hơn.